Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Những gì người khác nghĩ


Để ý tâm mình, chúng ta thấy rõ buồn vui hàng ngày chỉ vì nhận xét của người về mình.

Là tù nhân của những lời vu vơ, đôi khi của một ai đó bất chợt nói. Khi hỏi lại, bạn sẽ được nghe trả lời, "nói vậy chứ không có ý gì", nhưng chúng ta đã bị giam cầm trong lời nhận xét vu vơ đó cho đến tận lúc người kia mở ra.

Bình tĩnh trước những nhận xét chừng như quá khắc nghiệt của một ai đó, bình tâm trước những khen tặng quá đáng của một ai đó. Có lẽ chính là điều câu nói đơn giản của Lão Tử nhắc chúng ta.

Vui buồn chừng mực, cũng là bình tâm tránh bị cột vào bởi khóa bằng vàng của ngôn ngữ.

9 nhận xét:

  1. Ai trong chúng ta cũng đã từng là tù nhân của nhưng lời vu vơ, dù là tù nhân ngắn hạn, dài hạn, có khi đến cả một đời.

    Những lời vu vơ ấy trói buộc chúng ta hay là ta tự buộc lấy mình vào trong đó, mỗi ngày chúng ta lại chạy theo những nhận xét của người khác, khen ta thì ta vui, nói trái lòng mình thì ta buồn, trong khi đó "Nói vậy chứ không có ý gì". Ta theo lời vu vơ của người mà quên đi tâm vận động của mình, trong khi "lời nói gió bay". tâm ta thì bị mắc kẹt trong đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉ khi nào nhận ra rằng do mình trói mình, thì mới tự do, nhưng khó mà nhận ra vì luôn muốn mình được những gì tốt đẹp.

      Xóa
    2. Khi biết rõ mình tự trói mình nhưng không thể delete hết những điều chứa chất đó ra khỏi tâm thì sao tự do được? Bởi có những nỗi buồn không hiểu vì sao ta buồn. Phải chăng là tại những ngôn từ "có cánh" ...

      Xóa
    3. Cho phép được thí dụ thế này:
      Chúng ta đang ngủ say, có ai lay dậy, mình cũng " ờ ờ biết rồi, dậy rồi!" Nhưng lại rơi vào giấc ngủ tiếp lúc nào không hay.

      Sự biết mình tự trói mình cũng ở lúc ai đó lay mình, sau đó lại ngủ say tiếp!
      Chúng ta thường ngủ rất say, chỉ chợt tỉnh khi ai lay dậy, rồi rơi vào giấc ngủ. Nên mọi việc tuy biết như rất rõ, nhưng khi loay hoay là biết còn ngủ. Nhưng chính mình không biết, Ngừơi ngoài mới thấy mình đang ngủ mê.

      Xóa
  2. Lý luận với cuộc sống thực của đời thường không mấy khi đồng nhất.
    Với tôi, mọi lời khen hay chê như tấm chăn chật hẹp, kéo chỗ này thì hở chỗ kia. Trong cuộc sống thiếu đi những cặp phạm trù mâu thuẫn thì không có gì phải luận bàn. Do vậy, khen chê là điều tất yếu. Vấn đề ta cần phải biết làm thế nào để lấy tâm làm chủ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lúc nào chúng ta cũng đang sống cuộc sống thực của đời thường. Bàn về tâm là về cuộc sống hằng ngày mà. Bạn suy nghĩ rồi hành động, vậy thì cũng nương vào tâm trước.
      Mọi điều đâu nói gì khác bạn, tâm tốt hành động tốt theo!
      Lão Tử nhắc rằng nghe khen chê dễ bị trói vào lời khen chê, nhắc để chúng ta biết mà bình tâm trước những khen chê , tức là làm chủ rồi!

      Xóa
    2. Cùng một quãng đường đi đến một điểm nhưng sẽ có người đến trước, đến sau. Tâm làm chủ được lời khen chê nhưng không phải lúc nào cũng nhận diện rõ được lời khen chê đúng sai.
      Tâm tốt chưa chắc đã hành động tốt vì thế mới có câu "làm phúc phải tội".

      Xóa
    3. Chính vì vậy mới nên hiểu rõ bên sâu của tâm mình, vì mọi hành động luôn ẩn trong đó một điều, mà nhìn sơ chính chúng ta cũng chưa nhận ra vì sao mình hành động như vậy.

      Xóa
  3. Một thí dụ của bạn quachnhien tran rất hay và chính xác, làm bài đọc dễ vô tâm hơn.

    Trả lờiXóa