Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Nghe nói thật




Câu này được rất nhiều cmt tán đồng, có lẽ kể cả chúng ta. Nhưng sự thật thì không đơn giản thế. Tuy luôn muốn nghe sự thật những điều người nghĩ về mình, nhưng luôn giận khi nghe những lời nói thật đau lòng, những xác định về một tính khí khó chấp nhận nào đó của mình.

Muốn nghe “sự thật” thì thái độ của chúng ta khi nghe, mới xác định rằng chúng ta có thật muốn nghe hay không.

Góp ý cho ai, cũng là một khoảng cách vô hình bắt đầu chớm, một rạn nứt nhỏ đã xuất hiện, bởi người nghe cho rằng người nói không hiểu mình!

Mang ơn người nói sự thật, trong một nỗi đau riêng! Và chính vì thế, nên khó có ai dám nói với ai điều gì.


Nên đúng là thật sự mang ơn người nói thẳng cho mình những gì mình vấp phải mà chính mình không nhận ra!

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Người và mình - mình và người


Nếu mọi người vui khi nghe nhắc đến tên, mừng khi gặp mặt thì biết nhân vật đó như thế nào mà ai cũng mong được gặp.

Nhưng khó hơn là luôn vui với mọi người, gặp ai cũng không có gì chống trái, nghe tới tên ai cũng không phản ứng bất bình, thì biết tâm buông xả của nhân vật này.

Cuộc sống khó mà vừa ý nhau, nhìn tâm mình thấy những phản ứng mạnh mẽ khi nghe nhắc đến tên ai. Sự không muốn nhìn mặt, không muốn tiếp xúc choáng hết tâm, phát ra thái độ và lời nói không bằng lòng. Ngẫm nghĩ lại lời nhắc này. Đơn giản nhưng nếu không có cái nhìn thấu đáo về chính tâm mình cũng khó mà làm được. 

Suốt đời than van trách móc những người sống cạnh, là biết tâm mình còn cần được lắng lại, hiểu những vọng động của tâm. Lúc đó mới biết con đường đang đi  thường phiền muộn khó khăn chỉ bởi không biết kịp vọng động của tâm. 

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Thương tổn



Điều này hình như vừa đọc qua chúng ta công nhận là đúng với tâm tình của mình ngay, và trong đời sống ít nhiều lần tâm bị tổn thương một cách bâng quơ như thế.

Gọi là "bâng quơ" bởi người mà chúng ta xem trọng, đôi khi họ đâu biết điều đó! Hóa ra tâm ta tự đặt cho họ một giá trị rồi đòi họ phải trả một giá tương xứng như thế. Khi họ không như định hình trong tâm mình thì sự tổn thương vô cùng lớn lao choáng hết tâm mình.

Không để ý đến mình, coi nhẹ mình... là những từ khiến tâm chúng ta đau thương. 

Để tránh những tổn thương lớn nhất này, có lẽ chính mình đừng quá vẽ vời về ai nhiều quá, và bắt họ phải giống ảnh tượng mình đã vẽ. May ra lúc đó thoát được sự tổn thương lớn nhất.


Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Đem đi khỏi tâm!



Đôi khi mọi thứ rất khó khăn để quyết định dời nó ra khỏi tâm”.

Nhưng làm sao dời đi được!
Chỉ là dứt khoát, khi có tâm dứt khoát tuy điều đó vẫn còn nhưng đã rời khỏi tâm dùng dằng.

Nhớ đến, là điều tự nhiên của trí nhớ. Nhưng khi đã có tâm dứt khoát thì không suy nghĩ vẽ vời tiếp những gì đã muốn khép lại. Nó có khởi nhưng sẽ nhanh dừng lại bởi chủ nhân đã dứt khoát không muốn nuôi suy nghĩ đó lớn thêm.


Rồi bạn sẽ nhận ra rằng đó là một quyết định tốt nhất”.

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Bóng núi trên nước


Bạn nhìn bức hình, bóng núi hắt xuống mặt hồ, cái bóng tương tự như thật.
Nên các bậc Thầy có câu "cái bóng là ta, nhưng ta không phải là cái bóng!"

Và đọc câu trên bức hình. Lời nhắc đơn giản đó đúng. Bỏ chạy khi gặp khó khăn, điều đó quá dễ (tuy rằng sự thật cũng không dễ lắm, trước khi bỏ chạy ai cũng đắn đo suy nghĩ nhiều đêm!)

Đối diện và vượt qua khó khăn! 
Ai cũng muốn thế nhưng bỏ chạy chỉ vì không đủ sức để vượt qua.

Mọi sự khi qua rồi, nghĩ lại. Giá chi lúc đó chịu đựng một chút, lắng lòng một chút, bình tâm một chút... thì có lẽ mạnh mẽ hơn, đủ để vượt qua được chính tâm bám vào ý nghĩ cho rằng mình đúng. Đây là điều còn cao hơn vách núi sừng sững, khó vượt qua.

Bỏ chạy ôm theo ý nghĩ rằng mình đúng, điều đó quả là rất cần sức lắng tâm lắng lòng mới thấy rõ khi bóng và thật đôi khi quá giống, đến nỗi khó mà biết đâu là bóng, đâu là thật...

Luôn đem theo

c 

Đọc câu của Shakespeare. Viết thêm đôi dòng.

Bạn có để ý vì sao những người mình không muốn nghĩ tới mà cứ hay nghĩ tới, hoặc luôn quanh quẩn trong tâm mình.

Một trong những lý do, là chính mình muốn người đó công nhận mình, vì thường người không công nhận sự có của chúng ta, sự giá trị của chúng ta, thì thường làm tâm chúng ta vật vã.

Chính vậy mà cả hai người này đều ở trong tâm,và đem họ theo dù có xa cả hai người đó rồi. Chỉ khi nào muốn dừng lại, mới bắt đầu nghĩ xem có cách nào để tâm đỡ đem theo cho nặng không, thì lúc đó mới bắt đầu…

Làm sao quên

words 

Đây là điều chúng ta hay nhắc nhau. Khi nói với ai điều gì thì lưu ý, bởi lời nói chúng ta có thể để vết thương trong lòng ai đó khó phai mờ.

*

Nhưng khi chúng ta là người bị thương tổn bởi ai đó và chúng ta là người phải nói câu: “Tha thứ nhưng không quên”.

Chúng ta cảm thấy có chút gì không an tâm lắm, vì khi chúng ta đã tha thứ cũng muốn quên điều người làm mình thương tổn luôn. 

Câu hỏi có một đáp án thế này: Mọi lời nói, hình ảnh được lưu vào ký ức một cách tự nhiên. Nhưng lời nói và hình ảnh nào được lập đi lập lại nhiều lần sẽ nhớ lâu hơn, những gì chỉ thoáng thấy, thoáng nghe qua.

Tuy nhiên điều gì làm thương tổn thân hay tâm chúng ta, thì được ghi nhớ lâu hơn một cách đặc biệt. Biết rõ tiến trình này, những gì đã tha thứ, khi chợt khởi nhớ đến, chúng ta chỉ đừng nghĩ tiếp tục. Lâu dần vết thương nhạt dần.

“Đừng nghĩ tiếp tục” là sự tỉnh giác, biết kịp khi tư tưởng khởi lên. Thói quen đó có lẽ đòi hỏi một quá trình lưu ý của chúng ta rất lâu.